Phoebus Arguments

Navigation:  Các khái niệm và thao tác cơ bản >

Phoebus Arguments

Previous pageReturn to chapter overviewNext page

Phoebus Arguments - Tham số là gì?

Khi Consultant tiếp xúc với phần mềm Phoebus, ngoài giao diện của phần mềm, thì một trong những điều mà người thiết kế hệ thống sẽ làm việc thường xuyên, đó là các câu lệnh (User Interface và Non-User Interface) cùng với các tham số đi kèm các câu lệnh này.

Bất kỳ các lệnh nào (UI hoặc Non-UI) dùng trong Phoebus cũng đều có 2 phần:

Định danh kiểu dữ liệu để gọi tính năng nào đó của Phoebus.

Truyền các tham số vào câu lệnh để hướng dẫn cho tính năng sẽ chạy như thế nào, gọi là Arguments.

 

Ví dụ, câu lệnh gọi tính năng Tên và địa chỉ: pbs.BO.LA.NA?AddCode=KH0001&$Action=Amend

Câu lệnh này có 2 phần như sau:

pbs.BO.LA.NA: lệnh mở tính năng Tên & địa chỉ.

?AddCode=KH0001&$Action=Amend: các Arguments kèm theo, ở đây là mở mẫu tin có AddCode là KH0001 và thực hiện lệnh Amend (chỉnh sửa).

 

Các phần trong Arguments

Có 3 nhóm trong bất kỳ một Arguments nào của Phoebus.

1. Dictionary - dành cho end users.

 
Đây là những chuỗi được truyền vào câu lệnh, giúp chọn những loại dữ liệu cần xử lý (lọc dữ liệu).

Những chuỗi của nhóm Dictionary được nối với nhau bằng ký tự &.

Đây là nhóm thường xuyên được sử dụng nhất, ở bất cứ kiểu dữ liệu nào, và cả trong lệnh UI hoặc Non-UI.

2. Setup tự động bởi Phoebus - users không can thiệp trực tiếp được.

 
Loại này không nhìn thấy được trong Arguments. Dù vậy, nhóm này được chạy ngầm trong hệ thống hoặc dùng thông qua nhóm 3- Key words.

Đây là nhóm giúp lấy ra các bảng dữ liệu hoặc đối tượng nào đó.

Có 2 dạng như sau:

Tự động chạy ngầm của hệ thống.

Ví dụ, tại Info List của tính năng NA, khi bấm chuột phải vào bảng để chọn lệnh Print. Đây là 1 lệnh Non-UI, hệ thống sẽ tự động lấy các mẫu tin đang có để gán vào lệnh Print để chạy.

Lấy dữ liệu của các bảng/đối tượng đã được định nghĩa trước.

Ví dụ, dùng bảng dữ liệu được xây dựng từ QD/RDS, hoặc trong template để truyền vào câu lệnh.

Để làm được điều này, chỉ có một phương pháp duy nhất, đó là người thiết kế phải dùng đến nhóm 3- Key words (nhóm của hệ thống).

3. Key words - dành cho end users.

 
Nhóm Key words là nhóm của hệ thống. Có 2 dạng như sau:

được dùng để định danh cho nhóm 2.

dùng cho hệ thống như Refresh, Windows, ...

 

Tất cả những Key words sẽ được bắt đầu bằng ký tự $ để phân biệt với nhóm 1- Dictionary.

Ví dụ, trong nhóm Dictionary có một field nào đó tên Template, nếu dùng Key words: &template=TEST để đọc dữ liệu từ template TEST thì sẽ chương trình sẽ không nhận diện được, mà sẽ lọc dữ liệu theo field Template. Do đó, cần phân biệt bằng cách &$template=TEST.

 

Các Key words như thường lệ được nối với nhau bằng ký tự &.

Ví dụ:

?AddCode=KH0001

&Adddress6=HCMC

&...

&...

Ví dụ:

- có thể là 1 Table

- có thể là nhiều Tables

- có thể là 1 Object

- có thể là nhiều Objects

- ...

Ví dụ:

- $data=AAA (QD Id)

- $template=TEST

- ...

- $refresh=Y

- $windows=2

- ...

 

GHI CHÚ:

Những tùy chọn hệ thống thường được đưa vào câu lệnh bằng Key words (bắt đầu bằng $)

$dtb=

Mở một tính năng ở một Entity khác. Ví dụ: pbs.BO.LA.NA?AddCode=0000000000&$dtb=VSA (trong đó VSA là mã Entity).

Ví dụ như đang ở 1 dashboard liệt kê danh sách các PO (Purchase Order) đang đợi duyệt từ nhiều Entity. Khi người sử dụng mở 1 PO để phê duyệt thì hệ thống phải chuyển sang Entity chứa PO đó.

 

 

 

 

________________________

Updated date: 08/04/2016